Bệnh dạ dày và đại tràng khác nhau như thế nào?

Bệnh dạ dày và đại tràng là hai nhóm bệnh lý thường gặp phổ biến ở đường tiêu hóa. Nó gây ra cho người bệnh nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bởi những triệu chứng khó chịu. Triệu chứng gần giống nhau khiến rất khó để phân biệt. Từ đó dẫn đến chọn sai phương pháp chữa trị chưa thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hai loại bệnh này nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn.

Đau dạ dày và đại tràng là căn bệnh gì?

Bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày là một trong những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cực kì phổ biến. Cấu tạo của dạ dày gồm có 2 bộ phận chính là phần thân dạ dày và phần hang vị dạ dày. Nó có cấu tạo gồm 4 lớp từ ngoài vào trong là: Thanh mạc, lớp cơ, lớp hạ niêm mạc và lớp niêm mạc. Bộ phận này đảm nhận chức năng chính là co bóp, vận động nhu động, tiêu hóa và bài tiết. Đau dạ dày là tình trạng các niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Từ đó, dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh.

Benh da day va dai trang 1 - Bệnh dạ dày và đại tràng khác nhau như thế nào?
Bệnh dạ dày và đại tràng là các bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa

Bệnh đại tràng

Đại tràng bao gồm 3 thành phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, kết tràng lại được chia làm 4 thành phần nhỏ hơn. Bao gồm kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.

Do đó, đau đại tràng có thể ở nhiều vị trí khác nhau. Có những người vị trí đau không xác định chỉ là vùng bụng nói chung. Nhưng cũng có người lại bị đau tại một vị trí cụ thể. Cường độ các cơn đau cũng thay đổi từ âm ỉ đến đau quặn, đau dữ dội.

Xem thêm: Bệnh dạ dày nên ăn gì để nhanh cải thiện?

Biểu hiện của bệnh dạ dày và đại tràng khác nhau như thế nào?

Biểu hiện của bệnh dạ dày và viêm đại tràng khác nhau ở:

Biểu hiện của đau dạ dày

Những cơn đau có tính chất chu kỳ từng đợt, đau liên quan tới bữa ăn. Đau khi đói hoặc khi ăn quá no, đau theo thời gian trong ngày và nhất là vào ban đêm.

Đau dạ dày thường ở ngay dưới mũi ức, lệch về bên trái hoặc bên phải. Thường sẽ có cảm giác rát bỏng, nóng vùng thượng vị. Hiện tượng đau dạ dày thường thay đổi từ ê ẩm đến đau thành cơn dữ dội.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, tức bụng. Thậm chí chảy máu tiêu hóa (nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu),…

Benh da day va dai trang 2 - Bệnh dạ dày và đại tràng khác nhau như thế nào?
Biểu hiện bệnh dạ dày và đại tràng khác nhau như thế nào?

Biểu hiện của viêm đại tràng

Với viêm đại tràng, nó không đặc hiệu, không có tính chất chu kỳ, đau nhiều vào buổi sáng sớm. Khác với đau dạ dày, các triệu chứng của viêm đại tràng lại xuất hiện các cơn đau ở vùng dưới rốn, 2 bên hố chậu, đau dọc khung đại tràng. Cơn đau sẽ giảm sau khi đi đại tiện.

Bệnh đại tràng chủ yếu là các cơn đau âm ỉ, hoặc đau thành cơn dữ dội tùy nguyên nhân. Lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện, mót rặn. Đi đại tiện có thấy dính máu, phân có mủ và có chất nhầy.

Một vài quy tắc ăn uống tốt cho bệnh dạ dày và đại tràng

Nhằm giảm các triệu chứng đau, khó chịu của bệnh dạ dày và đại tràng. Cũng như phòng tránh một số bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa, bạn cần chú ý:

  • Ăn uống điều độ: Ăn đúng giờ với lượng thức ăn vừa đủ. Từ đó, sẽ hình thành cơ chế hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn thực phẩm muối chua: Các loại thực phẩm như dưa muối, cà muối, kim chi,… Đây là những thức ăn lên men, chứa nhiều axit rất có hại cho dạ dày.
  • Thực hiện ăn chậm và nhai kỹ: Đây là lưu ý cực kỳ quan trọng bạn nên thực hiện để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Và nó cũng rất tốt cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

 

 

 

Benh da day va dai trang 3 - Bệnh dạ dày và đại tràng khác nhau như thế nào?
Người mắc bệnh dạ dày và đại tràng cần có chế độ ăn uống như thế nào?

Xem thêm: Người mắc bệnh dạ dày cần kiêng những gì?

  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm như vậy không được khuyến khích sử dụng. Bởi vì chứa rất nhiều dầu mỡ, khó dể tiêu hóa nên gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn đồ tươi sống, đồ lạnh: Những loại đồ ăn này sẽ kích thích mạnh niêm mạc đường tiêu hóa. Nhất là niêm mạc dạ dày, đồng thời chúng có thể gây tiêu chảy hoặc viêm đại tràng.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê,… nên cần hạn chế để bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ được xem là phương pháp quan trọng trong phòng bệnh. Cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh dạ dày và đại tràng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, người bệnh không chỉ dựa vào chế độ ăn uống và sinh hoạt để khỏi bệnh được. Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm điều chế từ thiên nhiên lành tính như tinh bột nghệ.

Liên hệ ngay với Forny theo thông tin dưới đây để được tư vấn và cung cấp sản phẩm tinh bột nghệ chất lượng uy tín nhất thị trường.

Hotline hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *