Bệnh dạ dày khi mang thai và những điều cần phải biết

Khi mang thai, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về tâm lý cũng như sức khỏe. Trong đó, bệnh dạ dày khi mang thai là một trong những nỗi lo của rất nhiều chị em. Vậy vì sao phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh dạ dày? Bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Và giải pháp khắc phục là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lý do khiến bệnh dạ dày khi mang thai rất dễ xảy ra là gì?

Như chúng ta đã biết, trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ thường có rất nhiều biến đổi. Đau dạ dày cũng có thể xem là một biểu hiện phổ biến thường gặp. Và lý do dẫn đến vấn đề này đó là:

  • Hệ tiêu hóa hoạt động mất bình thường, gây ra những rối loạn như tình trạng ợ chua, đau âm ỉ, nóng rát vùng thường vị.
Nguyên nhân bệnh dạ dày khi mang thai là gì?
Nguyên nhân bệnh dạ dày khi mang thai là gì?
  • Đặc điểm khi mang thai của hầu hết chị em là rất thích ăn đồ chua như xoài, cóc, mận,… Những loại thực phẩm này chứa nhiều acid nên rất dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Khi mang thai ở những tháng đầu, tử cung to lên làm cho vị trí dạ dày bị dịch chuyển. Điều này làm cho thức ăn đi xuống dạ dày bị ứ đọng và ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Ngoài các lý do điển hình trên, còn hàng loạt nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày khi mang thai. Một phần là do sự biến đổi của cơ thể nhưng một phần do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học. Do đó, cần nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Mắc bệnh dạ dày có triệu chứng gì?

Bệnh dạ dày ảnh gây ra những ảnh hưởng gì đối với bà bầu?

Bệnh dạ dày sẽ kéo theo những cơn đau nhức ở vùng thượng vị. Và kèm theo tình trạng đầy hơi, ợ chua, nóng ran ở vùng bụng làm ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ bầu. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng bệnh dạ dày khi mang thai thường gặp như:

  • Khi ăn có cảm giác khó chịu và không còn thấy ngon miệng. Vì hệ tiêu hóa lúc này đã hoạt động kém nên dẫn đến tình trạng khó tiêu, buồn nôn.
Bệnh dạ dày gây ra những ảnh hưởng gì tới bà bầu?
Bệnh dạ dày gây ra những ảnh hưởng gì tới bà bầu?
  • Những triệu chứng của đau dạ dày làm người bệnh vô cùng khó chịu. Và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, làm người bệnh vô cùng mệt mỏi.
  • Những biến đổi trong cơ thể bà bầu kèm với hiện tượng đau dạ dày thường làm cho nhiều mẹ cảm thấy khó chịu, buồn bực, căng thẳng, kém tập trung.

Khi xảy ra những vấn đề này, hiển nhiên việc tiêu hóa thức ăn kém làm cho dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cả mẹ và bé. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chính vì vậy, các mẹ bầu không được chủ quan mà phải tiến hành ngay các phương pháp khắc phục khi có dấu hiệu đau dạ dày.

Xem thêm: Bật mí các cách ăn nghệ chữa bệnh dạ dày

Cách khắc phục bệnh dạ dày khi mang thai bạn nên áp dụng

Khi mang thai, bạn không nên dùng thuốc để điều trị bệnh dạ dày. Vì việc dùng thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp vừa an toàn mà lại hiệu quả dưới đây:

Tăng cường thời gian nghỉ ngơi

Khi mang thai, phụ nữ có nhiều thay đổi trong nội tiết tố. Thay đổi này khiến họ trở nên nhạy cảm hơn, hay lo nghĩ, dễ buồn phiền, cáu gắt dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Những yếu tố này cũng chính là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Do đó, bà bầu cần phải luôn giữ tin thần thoải mái, suy nghĩ tích cực. Để sự phát triển của con cũng được hoàn thiện hơn.

Bà bầu nên được ngủ nghỉ hợp lý
Bà bầu nên được ngủ nghỉ hợp lý

Thời gian nghỉ ngơi cũng là vấn đề cần được quan tâm. Thời gian ngủ cần thiết mỗi đêm là 8 tiếng, tốt nhất nên đi ngủ lúc 9 giờ tối. Đặc biệt, thức khuya không chỉ hại cho dạ dày mà sức khỏe của thai nhi lẫn mẹ đều bị ảnh hưởng.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Nhóm thực phẩm tốt cho phụ nữ đau dạ dày khi mang thai có thể bổ sung cho cơ thể bao gồm:

  • Một số thực phẩm thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả có thể kể đến: thit ngan, thịt nạc thăn, tim lợn, cá, trứng…
  • Một số loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có khả năng xoa dịu và làm lành vết loét như các loại hạt, rau củ,…
  • Một số loại thực phẩm có công dụng giảm tiết dịch vị dạ dày: nghệ, tỏi, gừng, mật ong, nha đam,…
  • Một số thực phẩm trung hòa axit dạ dày giàu tinh bột: bột gạo, yến mạch, ngũ cốc, bánh mì, bánh qui, bánh xốp,…
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bệnh dạ dày khi mang bầu
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bệnh dạ dày khi mang bầu

Ngoài ra, tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn như thực phẩm giàu chất béo, socola, nước ép trái cây chua,… Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.

Đặc biệt, không nên để bụng quá đói hoặc quá no. Bởi lúc này acid tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là nhai kỹ, nuốt chậm, ăn thành nhiều bữa nhằm tăng sự bài tiết của nước bọt, giảm acid và bão hòa acid trong dạ dày.

Bệnh dạ dày khi mang thai nên vận động đúng cách

Sau khi ăn hạn chế vận động vì lúc này dạ dày đang làm việc. Nếu vận động thì máu sẽ ít lưu thông vào dạ dày hơn. Nó làm hạn chế hoạt động của dạ dày, gây đầy bụng.  Nên tốt nhất là mẹ bầu chỉ vận động sau khi ăn từ 2 đến 3 giờ.

Thường xuyên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng đi bộ, yoga,… để tăng cường sức đề kháng, làm cho tinh thần thoải mái hơn.

Bên cạnh những biện pháp trên thì bạn cũng cần chú ý thăm khám sức khỏe thường xuyên. Nhằm đảm bảo bệnh không phát triển quá nhanh làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Hotline hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *