Bệnh loét dạ dày trẻ em khắc phục bằng cách nào?

Trong khoảng thời gian trở lại đây, bệnh loét dạ dày trẻ em đang trở nên phổ biến. Do đó, đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Vậy tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em có những triệu chứng gì? Và phải làm gì để khắc phục được? Mời các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh loét dạ dày trẻ em có triệu chứng như thế nào?

Có thể thấy rằng, những triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ em không có sự khác biệt nhiều so với người lớn. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của con mình. Để xem con có bị những triệu chứng kể dưới đây không để sớm biết bệnh và cho bé đi khám:

  • Đau bụng:Cảm giác đau tập trung chủ yếu ở vùng thượng vị. Ở trên phần rốn và dưới phần ức. Ban đầu cơn đau có thể ập đến khi trẻ ăn no, đói bụng hoặc ăn phải thực phẩm bẩn. Về sau khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn thì tần suất xuất hiện sẽ nhiều lên, có thể nhiều lần trong ngày.
benh loet da day tre em 1 - Bệnh loét dạ dày trẻ em khắc phục bằng cách nào?
Bệnh loét dạ dày trẻ em có những biểu hiện gì?
  • Có cảm giác nóng rát, xót ruột và chướng vùng thượng vị: Đặc biệt là khi vừa ăn, dù là ăn ít hay nhiều thì trẻ cũng thường cảm thấy khó chịu và no nhanh.
  • Buồn và nôn:Đây cũng là dấu hiệu của bệnh loét dạ dày trẻ em. Nhưng nhiều người lại thường bị nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa khác.
  • Đi ngoài ra máu hoặc nôn máu tươi do chảy máu dạ dày: Với trường hợp này thì khá là nặng, trẻ cần phải được chữa trị kịp thời. Nếu không sẽ gây tình trạng thiếu máu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, cha mẹ cần phải chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ kỹ càng hơn. Nhằm phát hiện sớm có biện pháp khắc phục cũng như điều trị phù hợp nhất nếu mắc bệnh.

Trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày gây ra những nguy hiểm gì?

Với những chia sẻ ở trên bạn cũng có thể biết được những triệu chứng của bệnh loét dạ dày trẻ em. Qua đó, cũng biết được đây là bệnh lý không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh kéo dài mà không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Nó có thể gây ra những biến chứng như:

Cơ thể chậm phát triển, sụt cân, suy nhược cơ thể và còi xương: Tình trạng này do chán ăn và ăn không ngon miệng gây ra. Bởi hệ tiêu hóa bị rối loạn chức năng và không hấp thụ được dưỡng chất.

benh loet da day tre em 2 - Bệnh loét dạ dày trẻ em khắc phục bằng cách nào?
Những nguy hiểm bệnh viêm loét dạ dày gây ra cho trẻ

Tinh thần bị ảnh hưởng, kéo theo kết quả học tập bị sa sút.

Có thể gây ra một số bệnh lý khác như viêm đại tràng, viêm đau dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…

Tóm lại, bệnh loét dạ dày là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đến trẻ nhỏ. Ban đầu, nó chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Các cơn đau có thể kéo đến bất chợt khiến bé ăn không ngon, không thể vui chơi hay học tập. Cơn đau xuất hiện về đêm sẽ khiến bé mất ngủ, cơ thể xanh xao, gầy gò thiếu sức sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể bị xuất huyết, nôn ra máu, đại tiện ra máu vô cùng nguy hiểm.

Xem thêm: Mắc bệnh dạ dày có triệu chứng gì?

Bệnh loét dạ dày trẻ em cần chú ý những gì để ngăn chặn?

Để ngăn chặn bệnh loét dạ dày trẻ em, các cha mẹ nên thận trọng chú ý đến một số vấn đề như:

Luôn đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ đủ năng lượng. Và thành phần dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và độ tuổi tăng trưởng của trẻ.

Biết cách cân bằng dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ bằng các thực phẩm. Góp phần giúp làm giảm axit dịch vị như bánh mì, mật ong, dầu thực vật, bánh quy, rau củ non, trái cây,…

Các thực phẩm cho trẻ ăn nên chế biến bằng cách hấp, luộc, nấu chín, hầm nhừ hay nghiền nát. Điều này giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa và làm giảm dịch vị được tiết ra một cách tốt nhất.

benh loet da day tre em 3 - Bệnh loét dạ dày trẻ em khắc phục bằng cách nào?
Cần xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Không nên để cho trẻ ăn nhiều thức ăn quá dai, cứng. Hay những thực phẩm được lên men như hành muối, dưa muối. Và đặc biệt không cho trẻ sử dụng thực phẩm có chứa nhiều gia vị kích thích như ớt, tỏi, tiêu,…

Xem thêm: Bệnh dạ dày nên ăn gì để nhanh cải thiện?

Nên chia thức ăn của trẻ thành khẩu phần ăn trong ngày. Để giúp cho dạ dày của trẻ làm việc hiệu quả hơn. Hạn chế tình trạng cho trẻ ăn no một bữa làm tăng thêm áp lực cho dạ dày.

Thời gian ăn uống trong ngày của trẻ nên được sắp xếp điều độ. Không nên để trẻ ăn quá no hoặc quá đói.

Hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm được chế biến sẵn hay nhiều dầu mỡ như gà rán, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh,… Ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, súp, cơm mềm,…

Có thể thấy rằng, bệnh loét dạ dày trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần và thể chất. Chính vì thế, phụ huynh cần lưu ý để có thể phòng bệnh cho trẻ một cách tốt nhất. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh cần đưa bé để các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời. Hãy đảm bảo sức khỏe cho trẻ bằng việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hotline hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *