BẠN CÓ BIẾT:
98 % người ung thư dạ dày có nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm
Theo thống kê của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu thì mỗi năm ở Việt Nam có từ 15000 – 20000 người mắc mới bệnh ung thư dạ dày và hơn 8000 người tử vong. Riêng tại Việt Nam, căn bệnh này đứng hàng thứ hai ở nam giới sau ung thư phổi, thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và cổ tử cung. Khoảng 2/3 người bị ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, khối u đã xâm lấn và di căn hạch lympho hay di căn xa. Trong khi đó, công tác phát hiện ung thư dạ dày ở nước ta còn gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, tỉ lệ tử vong vì ung thư dạ dày của nước ta cao gấp 4 – 5 lần so với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan, Phi-lip-pin.
Thông thường độ tuổi mắc ung thư dạ dày từ 50- 60 tuổi nhưng theo các chuyên gia hiện nay, căn bệnh ung thư dạ dày đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày dưới 40 tuổi ngày càng tăng và đặc biệt xuất hiện những trường hợp mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối ở những người 30 tuổi.
Vậy tại sao lại có nhiều người mắc ung thư dạ dày đến thế?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư dạ dày ở người Việt Nam như: 8 Nguyên nhân gây ung thư dạ dày mà Forny đã trình bày ở giai đoạn trước.
Thế nhưng theo khảo sát gần đây của chúng tôi về căn bệnh này cho thấy: Đây là căn bệnh cực kì nguy hiểm nhưng đại đa số người Việt Nam thiếu kiến thức cần thiêt để phòng ngừa và điều trị căn bệnh Ung thư dạ dày.
Tại sao người mắc ung thư dạ dày thường không biết mình mắc cho đến tận giai đoạn cuối?
Trong giai đoạn đầu, ung thư dạ dày có những triệu chứng tương đồng với căn bệnh đau dạ dày thông thường khiến người bệnh bị nhầm lẫn như:
– Đau vùng thượng vị, những cơn đau thường sau khi ăn từ 30 phút đến 2 tiếng.
– Đau khi đói
– Xuất hiện cơn đau lúc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi.
– Ngoài ra, bệnh nhân có thể đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Cơn đau còn có tính chu kỳ, đau khoảng từ 2 – 8 tuần, kể cả không điều trị thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát.
– Một số bệnh nhân xuất hiện ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
Đây không đơn giản là những triệu chứng bệnh mà chính là những cảnh báo từ chính cơ thể bản rằng: Sức khỏe của bạn đang xấu dần. Vì bộn bề công việc, vì vô tâm với chính sức khỏe của mình mà bạn bỏ qua nó. Đến khi cơ thể không còn gồng mình lên để hồi phục sau những cơn đau thì lúc đó tất cả đã quá muộn: Ung thư đã đi vào giai đoạn cuối.
Bạn có thể tham khảo qua về khả năng sống thêm 5 năm của những người bị ung thư dạ dày như sau:
Giai đoạn IA: 71%; Giai đoạn IB: 57%.
Giai đoạn IIA: 46%; Giai đoạn IIB: 33%.
Giai đoạn IIIA: 20%; Giai đoạn IIIB: 14%
Giai đoạn IIIC: 9%
Giai đoạn IV: 4%
Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì những giai đoạn đầu tỷ lệ sống thường cao hơn nhờ phẫu thuật, còn những giai đoạn sau không thể phẫu thuật nữa thì mục tiêu chữa bệnh chỉ là kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân
Đọc xong những số liệu trên liệu rằng bạn có còn thờ ơ với căn bệnh đau dạ dày của mình hay không.
Để phòng tránh ung thư dạ dày, bạn nên:
– Nếu gia đình bạn có người mắc Ung thư dạ dày thì nguy cơ của bạn cao hơn, hoặc nếu bạn từng phát hiện bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày và có bệnh dạ dày như Viêm dạ dày tá tràng mạn tính, Loét dạ dày tá tràng thì điều trị dứt điểm bệnh và phòng ngừa tái phát bệnh là rất cần thiết.
– Ăn nhiều trái cây và rau, giảm ăn các thực phẩm hun khói và muối
– Không nên ăn chua, cay quá mức, không nên hút thuốc, uống cafe, trà đặc và uống rượu
– Nên sử dụng các chế phẩm có chiết xuất từ nghệ vàng để hỗ trợ điều trị Viêm loét hang vị dạ dày.
Hotline hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi