Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh dạ dày trẻ em

Bệnh dạ dày giờ đây không còn chỉ phổ biến ở những người trưởng thành mà nó còn xuất hiện ở trẻ em. Tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày một phức tạp. Vậy nguyên nhân bệnh dạ dày trẻ em là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được sáng tỏ nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày trẻ em

Trẻ em đang trong quá trình phát triển và lớn lên từng ngày. Do đó, sức đề kháng vẫn còn yếu nên rất dễ trở thành đối tượng bị các loại vi khuẩn tấn công. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng đường miệng qua các vật dụng trung gian. Bên cạnh nguyên nhân này, thì bệnh dạ dày trẻ em còn do một số nguyên nhân khác như:

Do chế độ ăn uống thiếu khoa học:

Các bậc cha mẹ thường có thói quen bắt con ăn thật nhiều với lý do là nhanh lớn. Điều này vô tình khiến cho dạ dày của trẻ không tiêu hóa kịp, dẫn đến hiện tượng trào ngược. Làm trẻ cảm thấy buồn nôn, có khi nôn nhiều. Thêm vào đó, việc cho trẻ ăn đồ cay nóng, nước ngọt có ga thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể gây bệnh dạ dày trẻ em
Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể gây bệnh dạ dày trẻ em

Căng thẳng, áp lực kéo dài:

Chương trình học tập quá nặng, học nhiều khiến trẻ lo lắng, căng thẳng tâm lý. Dẫn theo ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong đó có dạ dày.

Sử dụng thuốc không đúng:

Việc cha mẹ cho trẻ uống thuốc sai liều lượng, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ tạo điều kiện cho cho môi trường acid trong dạ dày trẻ bị thay đổi. Khiến dạ dày bị tổn thương gây nên những cơn đau.

Do di truyền:

Đối với những gia đình có cha hoặc mẹ là một người mắc phải bệnh dạ dày thì có nguy cơ rấy cao con sinh ra đã bị bệnh về dạ dày bẩm sinh.

Xem thêm: Người mắc bệnh dạ dày cần kiêng những gì?

Một vài cách phòng tránh bệnh dạ dày cho trẻ em

Để phòng tránh bệnh dạ dày trẻ em, cha mẹ nên để ý vào cách chăm sóc trẻ mỗi ngày và cần thực hiện những việc sau:

Hạn chế cho trẻ xem ti vi, chơi điện thoại, dùng máy tính trong lúc ăn

Nhiều trẻ rất lười ăn, nên cha mẹ thường cho trẻ xem ti vi, chơi điện thoại để dụ cho trẻ ăn. Như vậy sẽ khiến trẻ tập trung vào việc ăn, quá trình tiêu hóa sẽ hoạt động kém. Với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn, cha mẹ để trẻ sử dụng máy tính thường xuyên, chơi game quá nhiều sẽ gây ra tình trạng bệnh dạ dày ở trẻ. Vì vậy nên cha mẹ cần đề phòng, không nên cho trẻ xem ti vi, chơi game trong lúc đang ăn.

Hạn chế cho trẻ làm việc khác trong lúc đang ăn
Hạn chế cho trẻ làm việc khác trong lúc đang ăn

Cho trẻ tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất

Nên khuyến khích trẻ tham gia tập thể dục, thể thao, các hoạt động bóng đá, bóng rổ,… Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện về tinh thần lẫn thể lực của trẻ. Đồng thời kích thích hoạt động hô hấp, tuần hoàn giúp tăng sức đề kháng. Và góp phần khiến quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Tùy theo mỗi độ tuổi của trẻ, mà cha mẹ cho trẻ rèn luyện thể lực sao cho phù hợp. Đặc biệt với trẻ nhỏ không nên để trẻ hoạt động quá sức.

Bổ sung nhiều loại rau quả vào thực đơn mỗi ngày

Cho trẻ ăn nhiều rau quả để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là các loại rau quả có màu sặc sỡ, các rau quả cung cấp một nguồn lớn vitamin cho cơ thể như vitamin A, C, K, axit folic, sắt, và canxi giúp ngăn ngừa bệnh dạ dày. Tuy nhiên, không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn. Điều này làm cho dạ dày không thể tiêu hóa kịp. Cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ.

Xem thêm: Mẹo chữa bệnh dạ dày trào ngược với tinh bột nghệ

Tránh gây áp lực và căng thẳng từ việc học để tránh bệnh dạ dày trẻ em

Cha mẹ không nên bắt ép trẻ học suốt ngày. Bởi điều này sẽ đẩy trẻ trạng thái lo lắng và bị áp lực bởi việc học quá tải. Lâu dần sẽ tạo cảm giác căng thẳng, stress gây ra những cơn đau bụng tăng dần, biểu hiện ban đầu của bệnh dạ dày.

Hãy tạo cho trẻ môi trường học tập thoải mái
Hãy tạo cho trẻ môi trường học tập thoải mái

Vậy nên, cha mẹ cần quan tâm theo dõi trẻ để điều chỉnh việc học tập của trẻ một cách hợp lý. Và ngay khi mới thấy các trẻ có dấu hiệu đầy bụng, chán ăn nên cho các cháu đến cơ sở ý tế để được thăm khám. Nhằm phòng tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Ngoài những biện pháp phòng tránh bệnh dạ dày trẻ em nói trên, thì cần giữ vệ sinh thân thể cho trẻ. Hướng dẫn trẻ rửa tay, chân sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không để trẻ dùng chung đồ cá nhân với người lớn. Bởi vì, việc dùng chung đồ cá nhân rất dễ lây bệnh trong đó có bệnh viêm dạ dày ruột. Cho trẻ ăn chín, uống sôi và đồ ăn phải được bảo quản tốt.

Trên đây là những thông tin hữu ích mang đến cho bạn kiến thức cần nắm về bệnh dạ dày trẻ em. Hãy thật sự quan tâm, lắng nghe và chăm sóc con em của mình. Để tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hotline hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *