Bệnh dạ dày lây qua đường nào?

Một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp trong cuộc sống hiện nay chính là bệnh dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngày là do thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ. Nhưng chắc hẳn rằng, nhiều người vẫn chưa biết rằng căn bện này có thể lây truyền. Vậy bệnh dạ dày lây qua đường nào? Bài viết ngay sau đây Forny sẽ giải đáp thắc mắc này giúp mọi người có được cái nhìn cụ thể hơn về căn bệnh và biết cách chủ động phòng tránh.

Bệnh dạ dày lây qua đường nào?

Một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh dạ dày hàng loạt. Và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm sang ung thư dạ dày phải kể đến là vi khuẩn Hp. Hơn nữa, loại vi khuẩn này vẫn có thể tái nhiễm nếu như người bệnh không biết cách phòng tránh. Do đó, để hiểu rõ hơn về bệnh dạ dày lây qua đường nào thì dưới đây là một số con đường lây nhiễm:

Đường miệng – miệng

Lây qua đường miệng là một trong những con đường chủ yếu khiến vi khuẩn Hp dễ lây lan. Do người lành tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh. Chính vì vậy, khi gia đình có người nhiễm vi khuẩn Hp thì có khả năng những thành viên khác trong gia đình cũng nhiễm là rất cao.

Bệnh dạ dày dễ dàng lây lan qua đường nước bọt
Bệnh dạ dày dễ dàng lây lan qua đường nước bọt

Điều này thường xuất phát từ thói quen sinh hoạt hằng ngày như dùng chung bát, muỗng, đũa khi ăn. Vi khuẩn Hp có thể từ miệng người bệnh bám vào những vật dụng này. Và truyền sang cho người khỏe mạnh một cách dễ dàng.

Đường dạ dày – miệng

Chứng trào ngược dạ dày – thực quản là nguyên nhân chủ yếu đưa vi khuẩn Hp từ dạ dày lên miệng. Chúng bám vào mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng. Vi khuẩn Hp có nhiều trong các mảng cao răng, nước bọt. Nên rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Có thể kể đến như khi gắp thức ăn, dùng đũa chung, dùng chung bát nước chấm,…

Đường phân – miệng

Bệnh dạ dày lây qua đường nào? Ngoài những đường lây trên, vi khuẩn Hp còn có thể lây lan qua phân của người bệnh. Phân mang mầm bệnh được thải ra môi trường nhưng không được xử lý đúng cách rất có thể sẽ làm nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Hoặc người bệnh vệ sinh tay không sạch, để phân còn dính trên tay rồi tiếp xúc với người khác, làm bệnh lây lan.

Vi khuẩn Hp bệnh dạ dày lây qua đường nào?
Vi khuẩn Hp bệnh dạ dày lây qua đường nào?

Đường dạ dày – dạ dày

Mặc dù chiếm một tỷ lệ rất ít nhưng lây nhiễm vi khuẩn Hp theo con đường từ dạ dày qua dạ dày vẫn có thể xảy ra. Trường hợp này xảy ra khi bạn thực hiện nội soi với các dụng cụ chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng từ bệnh nhân có vi khuẩn Hp. Khi đó, vi khuẩn HP sẽ được đưa trực tiếp vào dạ dày của bạn.

Làm sao để nhận biết mình đã bị lây nhiễm bệnh dạ dày?

Đa phần khi vừa nhiễm vi khuẩn Hp thì người bệnh vẫn ăn uống đều đặn, sinh hoạt bình thường. Nhưng đối với một số người có cơ địa không tốt sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh dạ dày. Như đau tức thượng vị, đau bụng sau khi ăn, ăn không ngon miệng, ợ nóng thường xuyên, đầy bụng,…

Đối với những người bị nhiễm Hp lâu ngày thì các triệu chứng đau sẽ rõ ràng hơn. Như bụng đau dữ dội, khó nuốt, đi ngoài phân đen hoặc phân có lẫn máu. Thậm chí là xuất huyết và nôn ra máu.

Xem thêm: Người mắc bệnh dạ dày cần kiêng những gì?

Nhận biết bệnh dạ dày bằng cách nào?
Nhận biết bệnh dạ dày bằng cách nào?

Nếu có những biểu hiện khó chịu này thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và thăm khám kịp thời, tránh để lâu ngày dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những cách nhận biết bạn đã bị lây nhiễm bệnh đau dạ dày qua vi khuẩn Hp hay chưa:

  • Xét nghiệm máu: Đây là cách dễ dàng để nhận biết được ngay là mình trong thời gian gần đây có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể Hp: Cách này giúp phân tích và truy tìm các protein trong hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Hp: Như đã nói ở trên, vi khuẩn hp có thể tồn tại trong phân. Chính vì thế mà các biện pháp xét nghiệm phân có thể được thực hiện để tìm loại vi khuẩn này một cách dễ dàng.
  • Kiểm tra qua hơi thở: Cách này có thể tìm được vi khuẩn Hp và kiểm tra xem các vết nhiễm trùng đã được hồi phục hoàn toàn hay chưa.
  • Nội soi: Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong việc chẩn đoán bệnh dạ dày. Bởi nó mang đến độ chính xác cao, an toàn và thời gian thực hiện nhanh.

Xem thêm: Bật mí các cách ăn nghệ chữa bệnh dạ dày

Cách phòng tránh lây bệnh dạ dày

Với thói quen sinh hoạt chung, ăn uống chung và sử dụng chung bát đũa chính là một điều kiện để vi khuẩn Hp có thể lây lan. Để hạn chế vấn đề này, mọi người có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:

Trong bữa ăn không nên dùng chung các món như canh, nước chấm,… Mỗi người nên có một bát canh, bát nước chấm và thìa đũa riêng. Đây là cách tốt nhất để bệnh không bị lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.

Không nên dùng chung các món trong khi ăn
Không nên dùng chung các món trong khi ăn

Tuyệt đối không sử dụng phân để bón và tưới những loại rau ăn lá. Các thành viên cần có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt không ăn đồ sống, như là gỏi, rau sống,…

Nắm bắt được bệnh dạ dày lây qua đường nào sẽ giúp bạn có được những biện pháp phòng tránh thích hợp. Chúc các bạn sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống!

Hotline hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *